Mục đích của các thử nghiệm này là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine dựa theo kiểu gien PCV2d được xem là kiểu gien phổ biến hiện nay (1).
Thử nghiệm 01 được thực hiện tại trại nuôi 500 nái với mô hình nuôi từ heo nái đến xuất thịt. 24 heo nái mang thai được chia vào 3 nhóm cân đối dựa theo lứa đẻ, 11 heo cho mỗi nhóm (T & C) và 2 nái vào nhóm không chủng ngừa (NV). Nái trong nhóm T sẽ được chủng ngừa với vaccine thử nghiệm (Suigen/Porcigen® PCV2, 2ml/lần tiêm – đường tiêm bắp) lúc 06 tuần và 03 tuần trước khi đẻ. Nái trong nhóm C được chủng ngừa thêm 1 lần nữa với vaccine phòng ngừa PCV2 mà trại đã dùng cho các lứa trước đây (2ml/lần tiêm – đường tiêm bắp). Nái trong nhóm NV không được tiêm bất kỳ vaccine phòng PCV2 nào trong suốt thử nghiệm. Heo con từ mỗi nhóm được chủng ngừa với vaccine tương tự phòng PCV2 dùng cho nái (1ml/heo con cho nhóm T và 2ml/heo con cho nhóm C) lúc heo con 06 tuần tuổi, trong khi heo con nhóm NV không được chủng ngừa vaccine PCV2.
Thử nghiệm 02 được thực hiện tại trại nuôi 300 nái với mô hình nuôi từ heo nái đến xuất thịt. 120 heo con được chia vào 02 nhóm (60 heo/nhóm). Heo con được chủng ngừa vaccine PCV2 lúc 06 tuần tuổi: heo con nhóm T (được chủng ngừa với Suigen PCV2, 1ml/heo – đường tiêm bắp) và heo con nhóm C (được chủng ngừa với vaccine phòng PCV2 thông thường tại trại, 1ml/heo – đường tiêm bắp). Heo con được cân từng cá thể từ lúc sơ sinh, cai sữa và xuất thịt (thử nghiệm 01) và lúc cai sữa và xuất thịt (thử nghiệm 02). Phản ứng cục bộ và toàn thân được theo dõi sau khi chủng ngừa trong cả hai thử nghiệm và theo dõi trường hợp tử vong cho đến khi xuất thịt. Trong thử nghiệm 01, DNA của PCV2 từ phổi và hạch bạch huyết (trên 02 heo còi cọc) được giải trình tự gien để xác định kiểu gien của PCV2. Dữ liệu tuyệt đối được so sánh giữa các nhóm theo phương thức của Fisher, dữ liệu riêng lẻ được so sánh theo phương thức thử Kruskall-Wallis. Tỷ lệ tử vong giai đoạn trước cai sữa được phân tích dựa theo GLM với số lượng heo con sơ sinh còn sống như là hiệp biến trong thử nghiệm 01.
Không có bất kỳ phản ứng cục bộ hay toàn thân ở cả hai nhóm thử nghiệm trên cả nái và heo con. Trong thử nghiệm 01, số lượng heo con sơ sinh yếu và tỷ lệ tử vong giai đoạn trước cai sữa trong nhóm T đều thấp nhất. Những sự khác biệt này nên được giải thích cẩn thận bởi vì số lượng heo con sơ sinh còn sống trong nhóm NV cao hơn (chỉ có 02 nái). Không có sự khác biệt ADG giữa các nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ heo xuất bán có trọng lượng nhỏ hơn 80kg nhiều hơn trong nhóm C, chỉ số FCR nhóm NV cao hơn so với hai nhóm được chủng ngừa PCV2. Trong thử nghiệm 02, năng suất tăng trưởng tương tự giữa hai nhóm. Xét nghiệm DNA của PCV2 trong thử nghiệm 01 cho kết quả kiểu gien d.
Bảng 1: Năng suất tăng trưởng từ sơ sinh đến xuất thịt (thử nghiệm 01).
Nhóm | Nhóm T | Nhóm C | Nhóm NV |
Heo con yếu/lứa | 0a | 1.1a,b | 2.5b |
Tỷ lệ tử vong giai đoạn trước cai sữa (%) | 7.3%a | 21.2%b | 13.3%a,b |
Cai sữa/lứa (heo) | 9.2a | 9.5a | 13a |
ADG giai đoạn trước cai sữa (g/ngày) | 151a | 145a | 157a |
Tỷ lệ tử vong cai sữa – xuất thịt (%) | 1.0%a | 2.9%a | 3.9%a |
ADG giai đoạn cai sữa – xuất thịt (g/ngày) | 636a | 634a | 619a |
Trọng lượng cai sữa <80kg (%) | 5.0%a | 11.9%a | 4.0%a |
FCR | 1.99 | 2.09 | 2.54 |
a,b: có khác biệt về mặt thống kê
Bảng 2: Năng suất tăng trưởng từ cai sữa đến xuất thịt.
Nhóm | Nhóm T | Nhóm C |
Trọng lượng cai sữa (kg) | 6.3±0.3a | 6.4±0.2a |
Trọng lượng xuất thịt (kg) | 86.1±4.6a | 86.1±4.2a |
ADG từ cai sữa đến xuất thịt (g/ngày) | 573±31a | 572±27a |
Tỷ lệ tử vong từ cai sữa đến xuất thịt (%) | 8.3%a | 8.3%a |
a,b: có khác biệt về mặt thống kê
Vaccine thử nghiệm đạt yêu cầu an toàn và hiệu quả của vaccine thử nghiệm đối với heo nái và heo con. Kiểu gien PCV2d lần đầu tiên được tìm thấy ở Philippine.
Tham khảo:
Loại vắc xin PCV2 nào phù hợp cho trang trại của bạn?