Cùng với sự phát triển và chuyên nghiệp hóa của ngành chăn nuôi heo, điều quan trọng cũng như tính cần thiết để có một nhóm sản xuất đồng nhất, quản lý nái sinh sản theo lô/theo nhóm có một số lợi thế đáng kể từ việc quản lý nhân sự và tổ chức công việc, cũng như việc tạo ra một lợi thế về sức khỏe và an toàn sinh học cho vật nuôi.
Cùng với sự phát triển và chuyên nghiệp hóa của ngành chăn nuôi heo, điều quan trọng cũng như tính cần thiết để có một nhóm sản xuất đồng nhất, quản lý nái sinh sản theo lô/theo nhóm có một số lợi thế đáng kể từ việc quản lý nhân sự và tổ chức công việc, cũng như việc tạo ra một lợi thế về sức khỏe và an toàn sinh học cho vật nuôi.
Quản lý nái đẻ theo nhóm đã từng là một thực tế phổ biến, nhưng khi các trang trại phát triển ngày một lớn hơn, sản xuất đẻ liên tục lại trở thành phương thức phổ thông hơn. Theo John Deen, DVM, Tiến sĩ - giáo sư toàn cầu xuất sắc tại Đại học Minnesota cho biết “có vẻ như xu hướng quản lý nái đẻ theo nhóm đang quay trở lại”.
Trước đây, quản lý nái đẻ theo nhóm có khuynh hướng hấp dẫn hơn đối với các trang trại nhỏ, khi các nhà chăn nuôi cần một số lượng heo nhất định để sử dụng cho một chuyến xe hoặc một dãy chuồng nào đó, “nhưng chúng tôi thấy xu hướng quản lý cho nái đẻ theo nhóm có xu hướng được áp dụng ở quy mô trại lớn hơn”, John Deen nói.
Các trại nái có thể chọn từ một số tùy chọn khác nhau để tạo thành các lô sản xuất của họ, nhóm hàng tuần hoặc 2, 3, 4 tuần hoặc thậm chí 5 tuần một lần.
Đẻ theo nhóm là gì?
Những lợi thế đáng kể có thể đạt được thông qua việc sử dụng các hệ thống quản lý đẻ theo nhóm cùng vào-cùng ra (AIAO), ngay cả trên những đàn có tình trạng dịch bệnh thấp. Chìa khóa của chiến lược này, nhằm tạo ra những nhóm heo có độ tuổi tương đồng giúp chúng được bảo vệ tốt hơn trước những tiếp xúc với các nhóm heo già hơn trong suốt thời kỳ cai sữa cho đến khi xuất chuồng. Đây là việc thiết lập một hệ thống nái đẻ theo các nhóm riêng biệt. Thay vì heo nái liên tục ra vào khu vực chuồng đẻ ở dạng riêng lẻ, thì chúng sẽ được sắp xếp cùng nhau được chuyển vào khu vực chuồng đẻ cùng một thời điểm tại tất cả các ô chuồng trống, chúng sẽ đẻ trong vòng một hoặc hai ngày với nhau và cùng nhau được cai sữa; giúp cho công tác vệ sinh, sát trùng và có thời gian trống chuồng một cách tốt nhất trước khi nhóm tiếp theo được chuyển đến.
Mục tiêu:
Việc sử dụng thời gian hiệu quả hơn và cải thiện quản lý đàn nái có thể đạt được bằng cách phân chia đàn nái sinh sản của trại trở thành các nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm đủ lớn để phù hợp với năng suất của chuồng đẻ, sau đó nhóm nái đẻ sẽ đẻ trong cùng một thời gian. Việc kết hợp hệ thống quản lý cùng vào-cùng ra với việc cho nái đẻ theo nhóm được chứng minh là có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thêm 100g/ngày (hoặc hơn thế nữa) trong vòng đời của heo thịt.
Tính phù hợp:
Điều cần thiết của việc quản lý nái đẻ theo nhóm không chỉ bởi vì cần tạo ra một nhóm heo đồng nhất sau cai sữa đến xuất thịt, mà điều quan trọng của kỹ thuật này là giúp cho nhà chăn nuôi tối đa hóa về công suất chuồng trại và năng suất đàn heo.
Trước đây, quản lý đẻ theo nhóm có lẽ phù hợp hơn với quy mô chăn nuôi gia đình - nhỏ hơn 300 nái hoặc ít hơn. Tuy nhiên ngày nay dưới áp lực của an toàn sinh học, sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng, việc quản lý nái đẻ theo nhóm đã trở thành xu hướng mới cho các nhà chăn nuôi cần quan tâm đến.
Đây là một hình thức quản lý rất phù hợp để vận hành các hoạt động hợp tác giữa các nhà sản xuất/chủ trang trại. Ví dụ: có ba chủ trang trại có thể quyết định rằng một trong các trang trại của họ nên được chuyển đổi thành khu vực nuôi nái đẻ theo nhóm, một trang trại khác có thể trở thành khu vực nuôi heo con cai sữa và trại thứ ba sẽ đóng vai trò là đơn vị chăn nuôi giai đoạn xuất chuồng. Sự sắp xếp này tạo ra các lợi ích về sức khỏe và hiệu quả quản lý của tất cả trong việc điều hành cùng vào-cùng ra trên khu vực chăn nuôi.
Ở một ví dụ khác, bốn chủ trang trại, mỗi trại có 45 chuồng đẻ và sử dụng chu kỳ bốn tuần (tức là cai sữa ở ba tuần), có thể cung cấp một địa điểm nuôi thương phẩm chung với nguồn cung cấp heo cai sữa mỗi tháng theo chu kỳ từng tuần. Trên thực tế, bốn chủ trang trại này sẽ tạo ra sản lượng của một trại với công suất của 1.000 heo nái.
Việc cho nái đẻ theo nhóm/theo lô giúp trang trại giới hạn số lần di chuyển của đàn heo, điều này làm giảm những trở ngại về tăng trưởng liên quan đến stress và đánh nhau. Lý tưởng nhất là heo chỉ nên di chuyển tối đa hai lần: một lần từ chuồng đẻ sang khu cai sữa và một lần nữa là chuyển đến khu nuôi vỗ béo và xuất chuồng. Nếu bạn lo lắng rằng việc chuyển heo cai sữa sang khu nuôi thịt sẽ làm cho heo cai sữa bị lạnh thì có thể để trống một số ô chuồng và gia tăng mật độ ở những ô chuồng khác trong khoảng hai tuần hoặc lâu hơn. Khi điều kiện thời tiết cho phép, heo cai sữa có thể sử dụng khu nuôi thịt để nuôi dưỡng chúng (diện tích cho phép 0.66 m² trên 100kg thể trạng heo).
Đẻ theo nhóm cũng là cách tốt nhất để sản xuất heo cho các hệ thống nuôi nhiều heo cai sữa quy mô lớn, nơi một nhóm cai sữa đến xuất thịt cần đến đến vài trăm heo cùng độ tuổi có thể phát triển và xuất chuồng cùng nhau.
Tính thuận tiện của việc áp dụng đẻ theo nhóm:
Những khó khăn tại những trại không áp dụng quản lý đẻ theo nhóm:
Sources: