Làm sao tránh để gà cắn mổ nhau?

Score2,9 (12 Votes)

Gà cắn mổ nhau

Những nguyên nhân gây cắn mổ nhau trong đàn gà, lưu ý và những biện pháp hạn chế

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng gà cắn mổ nhau trong chuồng

1. Trong một nhóm gà sẽ thiết lập sự phân cấp (dù nhóm chỉ có 2 con).

1.1 Con gà mạnh nhất sẽ đưa ra luật lệ cho những con khác trong nhóm tuân theo, điều này là cần thiết để giữ sự cân bằng của một nhóm gà. Ví dụ: con gà đầu đàn không chấp nhận con gà khác ăn gần nó, nó sẽ đẻ quả trứng đầu tiên trong ổ,…

1.2 Đối với trường hợp này thì chúng ta không cần phải can thiệp, chỉ cần quan sát và đảm bảo rằng mọi chuyện không đi quá xa. Vì thường cắn nhau vì nguyên nhân này không gây ra tổn thương.

2. Sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường kém cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng gà cắn mổ nhau. Những tổn thương gây ra có thể nghiêm trọng, vậy nên điều chỉnh điều kiện sống và chế độ ăn cho gà là điều cần thiết.

 

Những lưu ý khác và biện pháp hạn chế cắn mổ:

1. Gà sẽ trở nên lo lắng hơn khi trong chuồng có nhiều ánh sáng, đây cũng là điều cần lưu ý trong quản lí, chăm sóc.

2. Thiếu hụt khoáng, vitamin hoặc đột ngột thay đổi thức ăn, chế độ ăn, môi trường sống không thích hợp (số lượng tổ, người chăm sóc, máng nước, gà trống) cũng là những yếu tố cần được lưu ý.

3. Thông thường gà sẽ bị thu hút bởi màu đỏ, vậy nên bất kì tổn thương có máu nào cũng sẽ làm tăng nguy cơ cắn mổ trong đàn.

4. Một trường hơp rất phổ biến là gà mái cắn mổ lỗ huyệt lẫn nhau, điều này gây tổn thương cơ quan sinh dục, nghiêm trọng hơn là gây mất máu, có thể dẫn đến chết hoặc làm gà ngừng đẻ trong một thời gian. Trong những trường hợp như vậy ta cần cách ly con gà bị thương để nuôi riêng, chăm sóc và có thể thời gian để gà hồi phục cũng như tránh những tổn thương ngoài mong muốn.

=> Kiểu rối loạn hành vi này phải được phát hiện để khắc phục vì hậu quả nặng nề từ cắn mổ nhau có thể dẫn đến cái chết.

Vote for this content: 5 4 3 2 1

Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho gà đẻ

Bệnh sưng phù đầu (Coryza)