Hệ thống quản lý heo nái đẻ theo nhóm

Score3,8 (40 Votes)

Hệ thống quản lý heo nái đẻ theo nhóm

Phân bổ công việc và chu chuyển đàn tốt hơn trong chăn nuôi là một nhu cầu rất cấp thiết. Các nhóm với nhiều heo con cùng độ tuổi, giống và tình trạng sức khỏe là rất cần thiết hiện nay. Hệ thống quản lý nái đẻ theo nhóm đã trở nên phổ biến ở châu Âu. Vậy hệ thống nào là phù hợp nhất cho trang trại?

Tác giả Leo Suls, Thú y Janssen, Biase, Bỉ

Biên dịch: Virbac Việt Nam team

Ngành chăn nuôi heo đang chịu nhiều áp lực về giảm sử dụng kháng sinh và tăng tình trạng sức khỏe của các trang trại heo. Áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc cùng vào-cùng ra và phân chia nhóm tuổi là những công cụ quan trọng để đạt được điều này. Chuồng trại cần được tối đa công suất chăn nuôi, trong khi phải tránh sự quá tải về mật độ heo.

Hệ thống quản lý nái đẻ theo nhóm (BMS) giúp cải thiện hay tối ưu tất cả các yếu tố đã được đề cập ở trên. Ngày nay, hầu hết các trại chăn nuôi hiện đại đều vận hành với một số kiểu hệ thống quản lý theo nhóm. Nó tạo ra sự cải thiện rõ rệt cho dù các nhóm heo con được cai sữa mỗi 1 tuần hay 2, 3, 4 hoặc 5 tuần.

Nhóm 1 tuần

Hệ thống 1 tuần truyền thống cũng sẽ đáp ứng về quản lý theo nhóm, với điều kiện chỉ cai sữa vào 1 ngày cố định trong tuần. Ưu điểm của hệ thống 1 tuần là tính linh hoạt, không bị dồn công việc và vận hành đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế, cái gọi là tính linh hoạt của hệ thống 1 tuần thường dẫn đến sự hỗn loạn trong quản lý, phân bổ công việc và chu chuyển đàn.

Chẳng hạn nái cai sữa vào thứ Năm, đa phần sẽ được phối từ thứ Hai đến thứ Tư tuần sau. Nhưng sẽ có khoảng 20% ​​số lần gieo tinh (hậu bị, nái lên giống lại, nái có thời gian từ cai sữa đến động dục kéo dài) xảy ra trong phần còn lại của tuần. Trên thực tế, việc gieo tinh diễn ra hầu như tất cả các ngày trong tuần và do đó mỗi ngày đều sẽ có heo nái đẻ.

Một hệ thống quản lý theo nhóm 1 tuần thực sự bao gồm xây dựng quy trình làm việc và tổ chức chặt chẽ tất cả các công việc trong trại, bắt đầu với việc quản lý phối giống, trong đó tất cả mọi nái cần được phối trong vòng 60 giờ. Hầu hết các trang trại có 4 hoặc 5 khu đẻ/nhà đẻ. Vì heo con được sinh ra mỗi ngày nên không thể tạo thành các nhóm tuổi riêng biệt. Trên thực tế, cùng vào-cùng ra hiếm khi được áp dụng với các nhóm nái đẻ và heo con cai sữa.

Nhóm 3 tuần

Hệ thống quản lý theo nhóm phổ biến nhất là 3 tuần. Hệ thống dễ quản lý này hoạt động theo chu kỳ phối cố định 21 tuần, trong đó 7 nhóm heo được phối mỗi 3 tuần. Những nái lên giống lại sẽ dễ dàng được đưa vào các nhóm tiếp theo, các khu đẻ/nhà đẻ được nhập heo lại sau mỗi 6 tuần và tuổi cai sữa tiêu chuẩn là 28 ngày (xem hình 1)

BD1-2.jpg

Với sự tăng trưởng không ngừng về năng suất của nái, cai sữa lúc 4 tuần tuổi trở thành một thách thức đối với một số trang trại. Chuyển thành nhóm 3 tuần với độ tuổi cai sữa 3,5 tuần là một lựa chọn (xem hình 2). Điều này có nghĩa là cứ sau mỗi chu kỳ 7 nhóm quy trình làm việc lại được đôn lên sớm hơn 1/2 tuần. Nhược điểm chính của hệ thống này tất nhiên là sự phân bổ nhân sự và chu chuyển đàn sẽ phức tạp hơn.

BD2.jpg

BD3.jpg

Đặc biệt là ở Pháp, nơi quản lý nhóm 3 tuần đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ, có khá nhiều trại vận hành hệ thống 3 tuần với tuổi cai sữa là 21 ngày. Điều này dẫn đến những thách thức đáng kể:

 1. Sau mỗi 20 tuần, quy trình làm việc sẽ bị đẩy lên sớm hơn 1 tuần.

 2. Sử dụng không hiệu quả của các khu đẻ/nhà đẻ.

 3. Thời gian nái đẻ và cai sữa trùng nhau làm cho khối lượng công việc tăng cao.

Nhóm 4 tuần

Một khi các nhà chăn nuôi đã quyết định cai sữa ở 3 tuần tuổi, nhóm 4 tuần có lẽ phù hợp hơn nhiều. Nhóm 4 tuần hoạt động theo chu kỳ phối cố định 20 tuần với 5 nhóm heo được phối mỗi 4 tuần (xem hình 3). Hệ thống hướng đến một quy trình làm việc rất ổn định và đòi hỏi chu chuyển đàn rất nghiêm ngặt.

Nhóm 4 tuần mang lại sự chặt chẽ và logic hơn trong hoạch định công việc và chu chuyển đàn. Hệ thống thúc đẩy người quản lý trại tuân thủ quy trình cùng vào-cùng ra và phân chia các nhóm tuổi nghiêm ngặt. Khu đẻ/Nhà đẻ chỉ có một nhóm heo nái và tất cả heo con được sinh ra trong khung thời gian từ 3 đến 4 ngày. 

Sau khi cai sữa, tất cả khu đẻ/nhà đẻ đều được vệ sinh, làm sạch và sát trùng cùng lúc. Nhóm nái tiếp theo được đưa vào càng sớm càng tốt vì chúng sẽ đẻ ngay tuần sau đó. Thông thường, có một khoảng thời gian trống chuồng từ 3 đến 5 ngày từ lúc những heo con cuối cùng được cai sữa tới khi heo con đầu tiên của nhóm mới ra đời.

Việc vận hành quy trình an toàn sinh học nghiêm ngặt trở nên rất dễ dàng tại một trại nái quản lý theo nhóm 4 tuần. Chỉ có 4 nhóm cần được quản lý riêng biệt: 1 nhóm nái cai sữa và nái mang thai, 1 khu nái đẻ và 2 nhóm heo con cai sữa chênh nhau 4 tuần tuổi.

Khu đẻ/Nhà đẻ được sử dụng rất hiệu quả với 13 đợt mỗi năm. Nái lên giống lại dễ dàng được nhập vào các nhóm khác. Nhóm 4 tuần có khả năng cải thiện và tối ưu hóa năng suất. Khảo sát ở Bỉ cho thấy các trang trại quản lý theo nhóm 4 tuần có quy mô từ 400 đến 800 nái đạt năng suất từ 4,5 đến 5 heo con mỗi giờ. Những cải thiện đáng kể về tình trạng sức khỏe của các trại đã chuyển sang nhóm 4 tuần hoặc tuần 5 tuần cũng đã được chứng minh.

Các trại thay đổi từ nhóm 3 tuần sang nhóm 4 tuần thông thường có thể tăng số lượng nái thêm 50% mà không cần xây dựng thêm chuồng trại. Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi như vậy cho phép tăng gấp đôi thu nhập của trại.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc vận hành nhóm 4 tuần đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao từ người quản lý trại, giống heo phù hợp (năng suất cao) và các điều kiện cho phép cai sữa heo con lúc 3 tuần tuổi.

Nhóm 2 tuần

Nhóm 2 tuần tương đương với nhóm 4 tuần. Nó cũng hoạt động theo chu kỳ phối 20 tuần, nhưng có 10 nhóm thay vì 5. Tuy nhiên, một số ưu điểm chính của quản lý nhóm 4 tuần sẽ bị mất trong nhóm 2 tuần.

Việc phân chia các nhóm tuổi và thực hiện quy trình an toàn sinh học nội bộ sẽ phức tạp hơn. Tuy vậy, công việc ít bị dồn lại và có thể sắp xếp linh hoạt hơn.

Nhóm 5 tuần

Nhóm 5 tuần đã trở nên phổ biến trong vài năm qua. Nó hoạt động theo chu kỳ phối cố ddihj 20 tuần với 4 nhóm heo nái cách nhau 5 tuần (xem hình 4). Heo con thường được cai sữa lúc 3 tuần tuổi, nhưng cũng có thể cai lúc 3,5 hoặc 4 tuần.

BD4.jpg

Những lợi thế chính của nhóm 5 tuần liên quan đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe và phân bổ công việc. Hạn chế chính của nhóm 5 tuần là việc ghép những nái lên giống lại vào các nhóm tiếp theo.

Khu đẻ/Nhà đẻ được vận hành cùng vào-cùng ra chặt chẽ, nhưng những heo lên giống lại sẽ đẻ sớm hơn 2 tuần so với nhóm nái chính, do đó phải chuẩn bị thêm một nhà đẻ nhỏ (riêng biệt). Khu đẻ/Nhà đẻ được sử dụng 10,4 chu kỳ mỗi năm.

Chi phí chuồng trại

Khu đẻ/Nhà đẻ là khu vực đắt nhất của một trang trại. Nuôi 13 đợt mỗi năm trong nhóm 4 tuần, so với chỉ 8,6 đợt trong nhóm 3 tuần giúp tiết kiệm chi phí đáng kể với hơn 1,50 € 

mỗi heo con trong khấu hao, chi phí bảo trì và năng lượng sử dụng. Xây dựng các khu đẻ/nhà đẻ rộng hơn tiết kiệm 5-10% chi phí xây dựng và bảo trì.

An toàn sinh học

Nhóm 4 tuần và nhóm 5 tuần cho phép thiết kế trang trại đơn giản với sự phân chia dễ dàng các nhóm tuổi khác nhau. Quy trình vệ sinh riêng biệt có thể được lên kế hoạch ​​cho mỗi nhóm heo con cai sữa, nhà đẻ, khu phối và mang thai.

Hiệu suất lao động

Phân bổ công việc tại các trang trại thường là khó khăn. Làm việc với nhóm đẻ, trong hệ thống 1 hoặc nhiều tuần sẽ mang lại sự chặt chẽ và logic hơn. Công nhân không càn phải đa năng, chỉ cần tập trung vào một công việc chính. Đặc biệt với lao động bên ngoài, mọi công việc đều cần phải được lên kế hoạch và thực hiện tốt theo các quy trình rõ ràng. Đặc biệt, với nhóm 4 tuần, hầu như tất cả các công việc được lên lịch theo quy trình 28 ngày, vào một ngày giờ cố định, lặp lại sau mỗi 4 tuần.

Quản lý theo nhóm cũng sẽ tạo ra các đỉnh khối lượng công việc. Đặc biệt trong nhóm 4 tuần và nhóm 5 tuần, sẽ có những khoảng thời gian rất bận rộn và những lúc nhàn rỗi. Sự phân bổ công việc sẽ đòi hỏi phải linh hoạt hơn. Nhưng ở các trại do gia đình điều hành, cần có các giao đoạn ít việc để làm kịp các công việc giấy tờ và bảo trì hay lên kế hoạch cho một số ngày nghỉ lễ.

Kết quả

Làm việc với các nhóm lớn, tách biệt tạo ra cơ hội đánh giá năng suất của mỗi nhóm. Sự cải thiện trong việc cho ăn hoặc các quy trình quản lý khác có thể được đánh giá nhanh chóng và chính xác.

Tình trạng sức khỏe

Rõ ràng là việc nuôi tách biệt theo nhóm tuổi và tuân thủ quy trình cùng vào-cùng ra chặt chẽ với thời gian trống chuồng hàng tuần giữa các đợt sẽ có tác động tích cực đến tình trạng sức khỏe của trại. Nhưng giả thuyết này được đưa vào thực tiễn ở bao nhiêu trại? Với việc quản lý theo nhóm, phân bổ công việc theo các quy trình có sẵn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Quản lý theo nhóm có thể được coi là một loại đòn bẩy hướng tới trình trạng sức khỏe tốt hơn. Điều quan trọng, theo kinh nghiệm của chúng tối, quản lý nhóm 4 tuần bắt buộc chủ trại phải tuân thủ các quy tắc. 

Kinh nghiệm ở Bỉ cho thấy có sự cải thiện rất đáng kể ở các trang trại đã chuyển sang quản lý nhóm 4 tuần. Sự kết hợp của việc cai sữa ở chính xác 3 tuần tuổi, phân chia nghiêm ngặt các nhóm tuổi và áp dụng cùng vào-cùng ra giúp giảm áp lực mầm bệnh nhanh chóng, đặc biệt là đối với các bệnh đường hô hấp.

Cải thiện năng suất

Quản lý chặt chẽ hơn, lên kế hoạch tốt hơn, tỉ mỉ hơn hơn trong thực hiện công việc, so sánh kết quả giữa các nhóm; Tất cả những điểm này là cơ hội để cải thiện năng suất ở mọi cấp độ trong trang trại. Làm việc với hệ thống quản lý theo nhóm nghiêm ngặt giúp đưa những điểm nêu trên vào thực tế dễ dàng hơn nhiều.

Dễ ghép bầy

Khi các nhóm nhiều nái đẻ trong một khoảng thời gian ngắn, có thể dễ dàng phân chia heo con cho mỗi nái, dựa trên khả năng tiết sữa của chúng.

Cải thiện lợi nhuận

Kết quả có thể là một lô lớn heo con khỏe mạnh đồng đều từ một nguồn duy nhất. Một trại 300 nái trong một hệ thống thông thường, sản xuất được khoảng 150 heo con/tuần, có thể tăng lên 650 heo con/nhóm với nhóm 4 tuần.

Ngoài ra, các khu nuôi thịt/trại thịt nhập số lượng heo lớn từ một nguồn duy nhất mang lại cơ hội cải thiện lợi nhuận. Việc áp dụng quy trình cùng vào-cùng ra chặt chẽ trở nen rõ ràng. Chia tách heo đực và heo nái dễ dàng hơn. Và bán heo thịt với số lượng lớn cũng sẽ được giá tốt hơn.

Vote for this content: 5 4 3 2 1