Trong ngành chăn nuôi heo công nghiệp, hiện tại đang có một nhu cầu lớn trong việc sắp xếp hiệu quả hơn về khối lượng công việc cũng như thực hiện chu chuyển đàn heo. Nhu cầu cao về một nhóm heo con có cùng lứa tuổi, giống và tình trạng sức khỏe hiện nay được quan tâm rất nhiều. Hệ thống quản lý theo nhóm đã trở nên phổ biến ở Châu Âu. Hệ thống quản lý theo nhóm ở hình thức nào là tốt nhất dành cho từng đối tượng chăn nuôi?
Ngành chăn nuôi heo đang chịu áp lực rất lớn trong việc giảm sử dụng kháng sinh và nâng cao tình trạng sức khỏe của đàn. Việc áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc quản lý cùng vào – cùng ra (AIAO) và nuôi tách biệt các nhóm tuổi là những công cụ quan trọng để đạt được điều này. Công suất của cơ sở vật chất trang trại cần được sử dụng tối đa, đồng thời tránh tình trạng mật độ thả nuôi quá đông.
Vậy nhóm sản xuất là gì?
Một nhóm sản xuất là một nhóm heo có cùng một trạng thái sinh sản: cai sữa cùng lúc, phối giống cùng lúc và sinh con cùng lúc.
Phương thức quản lý theo nhóm giúp trang trại chăn nuôi quản lý hiệu quả và đạt được năng suất tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì chất lượng đàn nái cũng đóng vai trò rất đáng kể vì thế việc kết hợp giữa chất lượng đàn nái và phương thức quản lý sản xuất theo nhóm giúp cho trại chăn nuôi tối ưu hóa công suất trang trại và vật nuôi.
Có một số lý do tại sao sản xuất theo nhóm được xem là cần thiết trong các trang trại của chúng tôi:
Tình huống như thế này sẽ dẫn đến tình trạng mật độ chăn nuôi quá dày ở khu cai sữa hay khu nuôi thịt ở một thời điểm nào đó.
Khi trang trại bắt buộc phải pha trộn các nhóm heo khác nhau, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng chúng giống nhau về giai đoạn miễn dịch, nếu không đàn heo sẽ có khả năng phòng thủ khác nhau.
Tuy nhiên, để có thể đạt được kết quả sản xuất tốt hơn thì trang trại nên kết hợp giữa quản lý sản xuất theo nhóm và chương trình “isowean” Có thể dễ dàng kết luận rằng cho đến nay những trang trại quản lý sản xuất theo nhóm có kết hợp với chương trình isowean đều cho một kế hoạch sản xuất tốt nhất. Không có cách nào thực sự để mang lại năng suất tốt cho trang trại (bất kể quy mô) nếu chúng ta không áp dụng điều này vào hệ thống sản xuất của mình.
Isowean: là một trong hình thức nuôi dưỡng heo con sau khi cai sữa ở một địa điểm cách xa khu vực nuôi nái mẹ cũng như những nhóm heo khác trong một trang trại. Nguyên lý của chương trình Isowean dựa trên thực tế rằng heo con sẽ được tránh xa các mối nguy hại từ mầm bệnh cho đến khi được cai sữa, và nếu chúng được nuôi tách biệt từ những nhóm heo khác, chúng sẽ tránh được những mầm bệnh đó. Cụm từ “isowean” là sự kết hợp của “Isolated có nghĩa là cô lập/tách biệt” & “Weaning có nghĩa là cai sữa”.
Cách tính nhóm?
Số lượng nhóm tại mỗi trại phải dựa trên hai nguyên tắc: độ dài củ
Số lượng nhóm sản xuất = độ dài của chu
Số lượng nhóm được tính ra là số nguyên (không phải số thập phân) do đó, độ dài củ
Bảng tính toán số nhóm dựa trên các phương thức quản lý khác nhau
Khoảng cách giữa các nhóm (tuần) |
Tuổi cai sữa (tuần) |
Độ dài của chu kỳ sản xuất (tuần) |
Số lượng nhóm |
3 |
4 |
21 |
7 |
1 |
4 |
21 |
21 |
1 |
3 |
20 |
20 |
4 |
3 |
20 |
5 |
5 |
3 |
20 |
4 |
Để tính được số nái giữa các nhóm một cách đúng nhất, lấy số nái chia cho số nhóm. Ví du, nếu trại có 2,000 nái và áp dụng hình thức quản lý theo kiểu 03 tuần thì sẽ là 21 nhóm tương đương 286 nái/nhóm.
Phương thức sản xuất theo nhóm (BMS) giúp tối đa hóa toàn bộ các lưu ý nêu trên. Ngày nay, hầu như các trại chăn nuôi hiện đại đều áp dụng hình thức quản lý này. Quản lý theo nhóm được xem là lựa chọn duy nhất để sản xuất, không phải là một trong nhiều lựa chọn dành cho trang trại.
Chi phí chuồng trại?
Chuồng nuôi khu vực nái đẻ là nơi có sự đầu tư chi phí tốn kém nhất trong trang trại. Nuôi dưỡng 13 ổ heo/năm trong phương thức quản lý đẻ theo nhóm 04 tuần so với 8.6 ổ heo/năm theo phương thức quản lý 03 tuần có thể giúp tiết kiệm hơn 1.5€/heo về chi phí khấu hao, bảo trì và năng lượng sử dụng. Thiết lập các khoang nuôi lớn hơn giúp tiết kiệm thêm 5-10% về chi phí bảo trì và xây dựng.
An toàn sinh học
Phương thức quản lý đẻ theo nhóm 04 tuần và 05 tuần cho phép một thiết kế chuồng trại rất đơn giản và dễ dàng nuôi tách biệt các nhóm tuổi thú nuôi khác nhau. Tách biệt các nhóm sản xuất có thể dự đoán trước trên nhóm cai sữa, nhóm đẻ, nhóm phối và mang thai.
Hiệu quả sử dụng nhân lực lao động
Tại các trang trại chăn nuôi thông thường, việc lên kế hoạch về nhân công lao động thường rất phức tạp. Với hình thức quản lý sản xuất theo nhóm – một tuần hay nhiều tuần – sẽ mang lại nhiều cấu trúc và logic hơn. Không cần có quá nhiều loại hình công việc cần thực hiện trong cùng thời điểm, mà chủ yếu tập trung vào những hoạt động chính (lớn hơn). Đặc biệt với nguồn lao động bên ngoài, điều cần thiết là mọi công việc cần phải được lên kế hoạch tốt và thực hiện theo các quy trình rõ ràng. Đặc biệt, với phương thức quản lý sản xuất theo nhóm 04 tuần, hầu như tất cả các hình thức công việc có thể được cố định trong chương trình làm việc 28 ngày, vào một ngày cố định và giờ cố định, lặp lại 04 tuần một lần.
Quản lý sản xuất theo nhóm cũng sẽ tạo ra đợt nhu cầu lao động đỉnh cao. Đặc biệt trong phương thức quản lý sản xuất theo nhóm 04 tuần và 05 tuần, có những giai đoạn “rất bận rộn” và “rất ít việc”. Việc lập kế hoạch cho nhân lực lao động sẽ đòi hỏi sự linh hoạt hơn. Nhưng trong các trang trại do gia đình tự quản, khoảng thời gian “ít việc” được đánh giá cao hơn nhiều, để có đủ thời gian thực hiện những công việc giấy tờ hay bảo trì chuồng trại hoặc lên kế hoạch cho một số
Kết quả.
Việc quản lý theo nhóm nhằm tạo ra những nhóm sản xuất lớn hơn và có tách biệt nhau giúp cho trang trại có thể so sánh về hiệu quả giữa các nhóm đơn giản hơn. Về những thay đổi theo hướng tích cực trong việc cho ăn hay những cách quản lý trang trại có thể được theo dõi nhanh và chuẩn xác.
Sức khỏe.
Rõ ràng là việc nuôi dưỡng tách biệt theo lứa tuổi và tuân theo nghiêm ngặt các quy trình cùng vào – cùng ra (AIAO) với thời gian trống chuồng (thời gian nghỉ ngơi) giữa các nhóm sản xuất sẽ có tác động tích cực đáng kể đến tình trạng sứ
Ở Bỉ, cho thấy có những cải tiến rất đáng kể ở các trang trại đã thay đổi sang hình thức quản lý sản xuất theo nhóm 04 tuần. Sự kết hợp giữa cai sữa nghiêm ngặt khi cai sữa heo con lúc 03 tuần tuổi, nuôi tách biệt các nhóm tuổi nghiêm ngặt và áp dụng quản lý cùng vào – cùng ra (AIAO) giúp giảm nhanh áp lực vấy nhiễm, đặc biệt đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Kết quả năng suất được cải thiện.
Nhiều kết cấu hơn, lập kế hoạch tốt hơn, thực hiện công việc tại trại tỉ mỉ hơn, việc so sánh kết quả giữa các nhóm đơn giản hơn. Những tiêu chí này là cơ hội để cho trại cải thiện được năng suất. Việc thực hiện quản lý sản xuất theo nhóm nghiêm ngặt giúp cho việc thực hiện công việc tại trại sẽ dễ dàng hơn.
Dễ dàng trong việc nuôi ghép
Khi một nhóm lớn heo nái sinh con cùng lúc, heo con có thể dễ dàng thực hiện việc phân bổ trên nhiều nái khác nhau dựa trên khả năng sản xuất sữa của nái mẹ.
Kết quả tài chính
Kết quả đầu tiên dễ dàng nhìn thấy là sẽ có một nhóm lớn heo có thể trạng đồng đều, có sức khỏe giống nhau và từ cùng một nguồn. Một trại chăn nuôi có 300 nái, theo kiểu sản xuất thông thường sẽ tạo ra 150 heo con/tuần nhưng sẽ sản xuất ra 650 heo con/nhóm nếu chuyển sang kiểu quản lý nái đẻ theo nhóm 04 tuần.
Ngoài ra, trên những trại chăn nuôi khép kín hay khu vực nuôi nhốt heo thịt, việc tập trung một nhóm heo số lượng lớn từ một nguồn tạo ra nhiều cơ hội để cải thiện về kinh tế. Thực hiện nghiêm ngặt hình thức cùng vào – cùng ra (AIAO) đã trở thành mình chứng. Việc tách biệt heo đực và heo cái thì đơn giản hơn. Và bán một xe tải heo có cùng thể trạng cũng dễ dàng có được giá tốt hơn.
Source: Pig Progress Volume 25 nr 5