GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM

Score2,8 (4 Votes)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM

Tìm hiểu giải pháp hạn chế bệnh đường ruột trên tôm

Những năm gần đây, ngành nuôi tôm phải đối mặt với thách thức lớn trong việc cung ứng thực phẩm cho con người. Muốn đạt sản lượng cao và lợi nhuận lớn, tôm phải được nuôi trong điều kiện môi trường ổn định và không chứa mầm bệnh. Nhưng thực tế rất khó để kiểm soát toàn diện ao nuôi.

 

Bí quyết để 1 vụ nuôi thành công liên quan đến hệ số chuyển đổi thức ăn, tình trạng sức khỏe vật nuôi. Trong đó, quan trọng hơn cả vẫn là chức năng tiêu hóa, và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa được gọi là “bệnh đường ruột” trên tôm.

 

Theo thống kê, có khoảng 65% tôm thả nuôi ở Việt Nam bị bệnh đường ruột và cũng thường nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần, gây ra những trở ngại về kỹ thuật và sản lượng nuôi. Trong bài viết này, công ty TNHH Virbac Việt Nam cung cấp giải pháp giúp hạn chế các vấn đề đường ruột ngay từ giai đoạn đầu.

1. Cải tạo ao thật tốt giữa các vụ nuôi

Nếu ao được cải tạo tốt, bệnh đường ruột trên tôm sẽ được cải thiện:

- Bùn đáy ao phải được loại bỏ hoàn toàn sau mỗi vụ nuôi

- Phơi ao ít nhất 7 ngày để ngăn ngừa mầm bệnh từ các vụ nuôi trước

- Đối với ao đất, rải vôi với liều 70-100kg/1.000m2 ở đáy và bờ ao

- Đối với ao lót bạt HDPE, xịt Chlorine với liều 50mg/L cho 1.000m2 đều lên bề mặt ao

Sau khi phơi đáy ao và xử lý Chlorine hoặc vôi, vi khuẩn và ký chủ trung gian mang mầm bệnh (cá và nhuyễn thể) sẽ bị tiêu diệt. Vôi và Chlorine được trung hòa sau vài ngày và cũng không ảnh hưởng đến tôm, môi trường ao nuôi. Vì vậy, không nên dùng saponin hoặc rotenone trong quá trình cải tạo vì có thể gây hại cho môi trường sau khi loại thải ra ngoài.

2. Xây dựng hàng rào an toàn sinh học

Mầm bệnh có thể đi vào ao nuôi theo nguồn nước cấp. Thông thường, người nuôi sử dụng lưới lọc mịn khi cấp nước vào ao hoặc khi thay nước (kích thước mắc lưới 1-2m), nhưng giải pháp này vẫn chưa phải là tối ưu. Lưới lọc có thể giữ lại cá tạp và nhuyễn thể nhưng không lọc được trứng của chúng. Do đó, cần thêm mắc lưới nhỏ hơn (ít nhất là 400 microns) và sử dụng lưới lọc mới cho mỗi vụ nuôi. Không giống như các chất diệt khuẩn gây hại khác (rotenone và saponin), lưới lọc được xem là hàng rào an toàn và thân thiện với môi trường, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh 1 cách hiệu quả. 

Để giảm thiểu lây nhiễm mầm bệnh, trại nuôi cần thêm 1 ao lắng xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Thời gian dao động trong khoảng 24 giờ và thường 2 ao nuôi sẽ được sử dụng luân phiên.

Dùng Chlorine trong 24 giờ với liều 20-30 kg/1.000 m3 để đảm bảo mầm bệnh không xâm nhập vào ao. Chạy quạt trong suốt thời gian sử dụng thuốc sát trùng để loại bỏ dư lượng Chlorine. Ngoài ra, Natri Thiosunfat (Na2S2O3) cũng có thể được sử dụng để trung hòa chlorine dư trong nước sau 24 giờ. Và nên kiểm tra lại dư lượng chlorine bằng bộ kiểm tra môi trường. Sau khi chắc chắn không còn dư lượng chlorine trong nước, tiến hành cấy vi sinh vào nước.

3. Kiểm soát & ngăn chặn các yếu tố gây bệnh
  • Thường xuyên theo dõi chất lượng nước trong quá trình nuôi để duy trì các thông số nước sau trong phạm vi cho phép: độ mặn 5-36 ppt (đối với tôm thẻ chân trắng L. vannamei), pH 7,5-8,5, DO> 5 mg / l, NO2 <1 mg / l, NH3 <0,3 mg / l, H2S <0,05 mg / l. Luôn duy trì chúng trong phạm vi an toàn sẽ hạn chế đáng kể yếu tố gây stress cho vật nuôi.
  • Tăng cường kiểm tra chất lượng nước và kiểm tra sự phát triển của tảo. Màu ao hơi nâu cho thấy hệ sinh thái ao nuôi cân bằng tốt. Nếu nước chuyển sang màu hơi đỏ hoặc xanh lục sáng, tảo độc có thể có trong ao nuôi tôm của bạn. Bạn cũng có thể đánh giá mức độ phát triển của tảo bằng đĩa secchi. Nếu độ trong suốt dưới 20cm, có thể ao của bạn có mật độ tảo quá lớn. Có thể điều chỉnh tảo phát triển quá mức bằng cách tăng tần suất sử dụng BIO MARINE mỗi ngày (với liều 1L/1.000m3) cho đến khi nước có màu sắc phù hợp. Tăng mật độ Bacillus lên 1.011 CFU/L nước bằng cách ủ với mật rỉ đường.
  • Quản lý tốt lượng thức ăn cũng rất quan trọng để duy trì chất lượng nước và kiểm soát sự phát triển của tảo. Nếu bạn quan sát thấy thức ăn viên thừa trong 2,5 giờ sau khi cho ăn còn sót lại trên nhá, thì nên giảm lượng ăn vào ngày hôm sau.
  • Hạn chế bùn đáy ao nuôi bằng cách xi phong và thay nước thường xuyên (thay khoảng 30%, không thay nước quá nhiều vì dễ gây stress cho tôm).
  • Thức ăn phải được đảm bảo đúng cách để tránh bị nhiễm nấm mốc gây hại cho vật nuôi.
  • Tăng sức đề kháng, giải độc gan cho vật nuôi bằng NUTRIMIX (với liều 5g/kg thức ăn/ngày) kết hợp với PRO MAC (với liều 2g/kg thức ăn/ ngày) để hạn chế tỷ lệ chết khi điều kiện ao nuôi bất lợi (điều trị bằng thuốc kháng sinh, thời tiết chuyển mùa và thời tiết thất thường, nhiễm bệnh,..)

Vote for this content: 5 4 3 2 1