Hiện nay, PCV2d được xem là kiểu gien phổ biến tại Hàn Quốc và trước đây phân lập được từ những trường hợp thất bại dù có chủng ngừa PCV2
Hiện nay, PCV2d được xem là kiểu gien phổ biến tại Hàn Quốc (1) và trước đây phân lập được từ những trường hợp thất bại dù có chủng ngừa PCV2 (2). Có ba thử nghiệm được thực hiện ở Hàn Quốc để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine PCV2d phòng ngừa PCV2.
Việc công cường độc được tiến hành trên 08 heo sạch bệnh được chia làm 02 lô (04 heo/lô). Nhóm T là nhóm được chủng ngừa (Suigen/Porcigen® PCV2, Virbac) và nhóm C là nhóm đối chứng (tiêm nước muối sinh lý). Heo được chủng ngừa lúc 3 tuần tuổi (1ml/heo – đường tiêm bắp). Lúc 06 tuần tuổi, công cường độc qua đường mũi toàn bộ heo (dung dịch chứa 105TCID50/ml PCV2 kiểu gien b – 2ml/heo). Mẫu máu được lấy lúc 3, 6, 8 và 9 tuần tuổi. Heo được mổ khám lúc 10 tuần tuổi. Biểu hiện lâm sàng được đánh giá hằng tuần từ lúc thực hiện việc công cường độc cho đến khi mổ khám. Kháng thể trung hòa PCV2(NA) trong huyết thanh được xác định bằng thử nghiệm trung hòa virus. Đếm số lượng tế bào bị nhiễm PCV2/0,25mm2 hạch bẹn bằng phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC).
Các thử nghiệm thực địa được thực hiện tại 03 trại heo tại Hàn Quốc với mô hình nuôi heo từ nái đến xuất thịt, với 70 heo được chia làm hai nhóm (35 heo/lô). Nhóm T là nhóm được chủng ngừa (Suigen/Porcigen® PCV2 – 1ml/heo bằng đường tiêm bắp, nhóm C là nhóm đối chứng (không được chủng ngừa PCV2). Hằng tuần từ cai sữa đến xuất chuồng, toàn bộ heo đều được đánh giá lâm sàng và cân trọng lượng. Lúc xuất thịt (25 tuần tuổi), 5 heo/nhóm sẽ được mổ khám & đánh giá sự cảm nhiễm PCV2 trên hạch bạch huyết bẹn, phổi và hạch amidan (hạch hạnh nhân) theo phương pháp PCR.
Việc đánh giá độ an toàn được thực hiện trên 36 heo từ 03 trại trên. Một nửa số heo được tiêm với liều gấp đôi so với khuyến cáo (2ml/heo – đường tiêm bắp) và một nửa số heo không được tiêm vaccine để so sánh phản ứng cục bộ và những phản ứng phụ thông thường (kể cả biểu hiện sốt). Các kết quả trong cả 03 thử nghiệm được so sánh theo phân tích tham số và phi tham số.
Trong cả ba thử nghiệm, không có bất kỳ phản ứng nào được ghi nhận sau khi chủng ngừa. Trong thử nghiệm công cường độc, nhóm chủng ngừa giúp tạo ra mức kháng thể trung hòa cao và lượng virus thấp hơn so với nhóm đối chứng (lượng cao nhất lúc 08 tuần tuổi) với khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Lượng virus trong mô thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê ở nhóm heo được chủng ngừa. Trong thử nghiệm thực địa, kết quả năng suất tốt hơn và tỷ lệ mô bào bị nhiễm PCV2 thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê trên nhóm heo được chủng ngừa.
Bảng 2: Năng suất tăng trưởng và tỷ lệ mô bào bị nhiễm PCV2 ở giai đoạn vỗ béo trong thử nghiệm thực địa.
Nhóm | Nhóm T (chủng ngừa) | Nhóm C (không chủng ngừa) |
Trọng lượng lúc 19 tuần tuổi (kg) | 78 ± 10a | 73 ± 10b |
Tỷ lệ chết (cai sữa – xuất thịt) (%) | 7.6%a | 12.4%b |
Tỷ lệ hạch bạch huyết dương tính (%) | 10%a | 100%b |
Tỷ lệ phổi dương tính (%) | 6.7%a | 100%b |
Tỷ lệ hạch amidan dương tính (%) | 20% a | 100% b |
a,b: có khác biệt về mặt thống kê
Những thử nghiệm này khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine thử nghiệm trong cả điều kiện thí nghiệm (công cường độc) và trong điều kiện thực địa dựa theo chỉ số miễn dịch học, virus học và dấu hiệu lâm sàng.
Tài liệu tham khảo:
Note:
TCID là thời gian đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể
Tính an toàn tương đối của vaccine phòng pcv2 trong điều kiện thực địa