Khi nói về ký sinh trùng đường tiêu hóa ở chó và mèo, chúng ta thường nghĩ đến các loài giun tròn, được quan tâm nhiều trên chó mèo còn nhỏ. Sán dây thường bị lãng quên, trong khi chúng cũng cực kỳ phổ biến. Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chó mèo bị sán dây lại mắc các vấn đề về tiêu hóa và kích ứng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của thú cưng. Cùng Virbac tìm hiểu chi tiết về bệnh sán chó, cũng như thuốc trị giun sán cho chó hiệu quả ngay dưới đây
Sán dây Dipylidium caninum hoặc hay được gọi là bệnh sán chó, cực kỳ phổ biến ở thú cưng. Kích thước trung bình của 1 con sán dây có thể dài lên đến 50cm và một bạn chó/mèo có thể chứa vài con sán trưởng thành như thế trong đường tiêu hóa của chúng. Vòng đời của sán dây luôn đi qua vật chủ trung gian, là BỌ CHÉT (vậy nên phòng ngừa Sán dây cũng cần phòng ngừa đối với bọ chét), sán dây rụng các đốt chứa trứng, được thải ra ngoài môi trường theo phân.
Sau quá trình sinh trưởng trong đường tiêu hóa, các đốt sán vỡ ra sẽ giải phóng các bọc trứng và trứng. Ấu trùng bọ chét ăn phải và mang trứng sán dây trải qua quá trình phát triển đến khi bọ chét trưởng thành. Chó mèo sẽ dễ dàng nuốt phải bọ chét (có chứa ấu trùng sán dây) vào bụng khi liếm láp, chải chuốt lông hay nhây cắn vì ngứa, và vòng đời sán dây mới lại bắt đầu.
Thú cưng bị sán chó chủ yếu là Sán dây Dipylidium caninum
Trong cơ thể của chó nhiễm bệnh, trứng sẽ phát triển thành ấu trùng sán dây và ký sinh ở ruột non, sau đó ấu trùng sán dây sẽ phát triển thành sán trưởng thành rồi tấn công vào các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh sán chó thường gây ra mẩn ngứa khiến thú cưng khó chịu, có thể quan sát thấy trứng hoặc sán ở quanh khu vực sống của thú cưng. ( Xem thêm các dấu hiệu thú cưng bị nhiễm sán dây)
Những bạn chó mèo thích ăn đồ tươi sống, hoặc vẫn giữ những tập tính săn bắt các động vật nhỏ có tỷ lệ cao hơn trong việc nhiễm các loại sán dây khác ngoài sán dây Dipylidium caninum. Những con con mồi như là động vật gặm nhấm, thỏ, thằn lằn hay thậm chí là cá nước ngọt là vật chủ trung gian của 1 số loại sán có thể truyền qua chó mèo.
Một loại sán dây nguy hiểm nhưng ít phổ biến hơn trên chó là Echinococcus granulosus hoặc Echinococcus multilocularis. Ký sinh trùng trên chó này có thể truyền lây cho người và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một chú chó bị nhiễm Echinococcus spp. có thể thải ra ngoài với số lượng lớn trứng sán và có thể bám trên lớp lông của chó, sau đó dính lên tay người khi vuốt nựng chó cưng. Nếu ai đó vô tình nuốt phải trứng của ký sinh trùng, ấu trùng có thể phát triển trong gan hoặc phổi, nơi chúng sinh ra các u nang lớn, gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Nếu mèo của bạn thích bỏ nhà đi dạo hoặc chó của bạn thường xuyên tiếp xúc với động vật lạ, thì việc tẩy giun sán thường xuyên là rất quan trọng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y về việc chọn một sản phẩm thực sự hiệu quả đối với sán dây. Cơ thể chó mèo không tạo miễn dịch chống lại những ký sinh trùng này, vì vậy chúng có thể tái nhiễm cho chó mèo và gây hại sau khi đã được tẩy sạch trước đó.
Cả Milpro và Endogard 10 đều mang trong mình hoạt chất Praziquantel, gần như là liệu pháp “đặc trị” đối với tình trạng nhiễm Sán dây trên thú cưng. Nếu Endogard chỉ hỗ trợ được trong việc điều trị với chó, thì Milpro lại mang đến sự bảo vệ thêm nữa với những quy cách dành riêng cho mèo (loài dễ nhiễm với sán dây hơn).
Như Virbac đã đề cập ở trên, việc ngăn ngừa sự phát triển của Bọ chét là một điều tối cần thiết để chặn đứng đường lây nhiễm của Sán dây. Trong trường hợp đã tẩy giun sán nhưng chúng ta lại thất bại trong kiểm soát đối với bọ chét thì tình trạng tái nhiễm có thể vẫn diễn ra. Nên kết hợp việc xổ giun với sản phẩm phòng trị bọ chét hiệu quả như Evicto của Virbac.
Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường sống, chỗ ngủ, và tắm rửa thường xuyên cho thú cưng là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh sán chó và ngăn ngừa chó mèo bị sán dây.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sán chó, cũng như những giải pháp phòng trị sán dây. Hãy bảo vệ thú cưng khỏi sán dây Dipylidium caninum một cách khoa học và hiệu quả hơn cùng Virbac nhé!