Mycoplasma suis (trước đây được gọi là Eperythrozoon suis) và Mycoplasma hyorhinis đều thuộc giống Mycoplasma, là những vi khuẩn gây bệnh trên heo mới được để ý đến gần đây. M. suis cư trú trên và trong hồng cầu của vật chủ, gây ra các vấn đề bệnh lý toàn thân do nhiễm trùng máu. M. hyorhinis nhiễm và tấn công đường hô hấp của heo, dẫn đến các bệnh lý hô hấp. Ghi nhận trên thực tế chăn nuôi heo trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy, cả 2 loại M. suis và M. hyorhinis đều là vấn đề bệnh lý cần được hiểu rõ nhằm có biện pháp kiểm soát phù hợp, giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi heo.
Bệnh thiếu máu do vi khuẩn M. suis thường bị gọi nhầm là bệnh ký sinh trùng đường máu, được ghi nhận phổ biến ở các đàn heo trên thế giới từ nhiều năm trước, tuy nhiên tại Việt Nam bệnh chỉ mới được đề cập đến trong khoảng vài năm gần đây. Vi khuẩn gây bệnh ở heo mọi lứa tuổi. Ở heo con theo mẹ, vi khuẩn có thể gây bệnh thiếu máu nhiễm trùng (infectious anemia in pigs – IAP) cấp tính, heo con bị gầy yếu nghiêm trọng, thiếu đường huyết và có thể dẫn đến chết cấp tính. Ở heo nái, M. suis có thể gây bệnh cấp tính, đường huyết thấp dẫn đến hôn mê và đột tử; hoặc ở dạng nhẹ hơn M. suis gây giảm khả năng thụ thai, tăng tỷ lệ lên giống lại và mất sữa. Tuy nhiên thiệt hại kinh tế quan trọng nhất do M. suis gây ra là ở thể mãn tính, thiếu máu nhẹ gây giảm tăng trưởng, giảm năng suất sinh sản và tăng chi phí điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá và hô hấp.
M. suis thuộc giống Mycoplasma, nhóm vi khuẩn đường máu, có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm. M. suis sống trên bề mặt tế bào hồng cầu và có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại khoảng 1.000 lần (Hình 1). M. suis chỉ phát triển trong cơ thể heo sống, chưa thể nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, và có lẽ vì vậy chúng được gọi là ký sinh trùng đường máu. Hiện tại, để thu nhận M. suis phục vụ cho các nghiên cứu các nhà khoa học phải sử dụng máu của những heo nhiễm để gây nhiễm cho heo sạch bệnh. M. suis được xem là tác nhân gây bệnh thiếu máu vàng da do nhiễm trùng ở heo (IAP – Infectious anemia in pig) ở heo mọi lứa tuổi (heo cai sữa, heo choai, thịt, nái) và có thể gây rối loạn đông máu, xuất huyết.
M. suis hiện diện trên đàn heo ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm thay đổi tùy theo khu vực địa lý và theo các nhóm heo. Ở Đức, có đến 40,8% trại nhiễm M. suis với khoảng 13,9% heo choai (20 – 30 kg) dương tính với M. suis (CSIRO, 2012), và theo Stadler et al. (2019) tỷ lệ heo con sơ sinh trước khi bú dương tính với M. suis là 14,35%, trong khi có có đến 31,25% heo nái dương tính với M. suis. Ở mức độ trại có đến 76,2% trại nhiễm M. suis. Trong khi đó tỷ lệ heo dương tính với M. suis tại Úc ở mức rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 4,29 – 6,45 % (CSIRO, 2012). Tại Brazil, tỷ lệ nhiễm M. suis ở heo lại rất cao, có thể lên đến 82,3% (Martins et al., 2019). Cũng tại Brazil, Bordin et al., (2021) ghi nhận 40,7% trại nhiễm M. suis, với tỷ lệ 18,7% heo nái dương tính với M. suis. Brissonnier et al., (2020) nghiên cứu tình hình nhiễm M. suis trên heo nái tại Pháp đã ghi nhận có đến hơn 50% nái dương tính với M. suis, ở mọi lứa đẻ (Bảng 1).
Bảng 1: Tần suất nhiễm M. suis ở nái theo lứa đẻ tại Pháp (Brissonnier et al., 2020)
|
Hình 1: M. suis trên hồng cầu. A, C, E: quan sát dưới kính hiển vi quang học. |
Lứa đẻ |
Số nái |
PCR dương tính với M. suis |
|
N |
% |
||
1 |
49 |
30 |
61 |
2 |
46 |
24 |
52 |
3 – 4 |
52 |
32 |
62 |
≥5 |
51 |
19 |
37 |
Tổng |
198 |
105 |
53 |
Nghiên cứu của Zhongyang et al., (2017) tại Trung quốc cho thấy M. suis nhiễm trên tất cả các nhóm heo, kể cả heo nọc (Bảng 2).
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm M. suis theo nhóm heo tại Trung quốc (Zhongyang et al., 2017)
Nhóm heo |
Tỷ lệ nhiễm, % |
||
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
|
Heo con theo mẹ |
21,0 |
22,5 |
32,2 |
Heo cai sữa |
6,5 |
16,2 |
17,2 |
Heo vỗ béo |
13,2 |
19,3 |
17,2 |
Heo hậu bị |
32,6 |
40,6 |
43,4 |
Nái rạ |
34,6 |
59,6 |
53,2 |
Nọc |
33,3 |
55,8 |
55,6 |
Tổng |
25,9 |
37,8 |
37,8 |
Tại Việt Nam, tình hình nhiễm M. suis trên đàn heo chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng trong các khảo sát sơ bộ, phục vụ cho việc tìm kiếm phương thức điều trị hiệu quả bệnh do M. suis, Nguyễn Ngọc Hải và ctv. Đã ghi nhận tình trạng nhiễm M. suis nghiêm trọng tại các trại heo và trên các heo khảo sát (Bảng 3). Do ít có thông tin về bệnh do M. suis và heo bệnh có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh phổ biến khác trên heo như bệnh do Circovirus type 2, bệnh do Leptospira, bệnh do thiếu sắt… và có thể do việc sử dụng thường xuyên kháng sinh nhóm tetracycline trong phòng – trị bệnh trên heo đã giảm đi dấu hiệu lâm sàng khiến việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh không được chặt chẽ, dẫn đến M. suis lây nhiễm nhanh bên trong trại và giữa các trại heo, nhất là tại Việt Nam. Tỷ lệ trại heo nhiễm M. suis có thể rất cao, và tỷ lệ heo nhiễm có thể đến 100%.
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm M. suis tại các trại khảo sát (Nguyễn Ngọc Hải, và ctv., số liệu chưa công bố)
Trại |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Số lượng mẫu |
25 |
20 |
25 |
40 |
20 |
40 |
20 |
30 |
20 |
8 |
Tỷ lệ nhiễm (%) |
100 |
88 |
88 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
0 |
2. Dịch tễ
M. suis là vi khuẩn cư trú trên hồng cầu, ký sinh trong máu nên hầu như chỉ lây nhiễm qua đường máu, không lây qua nước bọt, nước tiểu hay tinh dịch (Ade et al., 2021). Lây nhiễm dọc có thể xảy ra cho heo con khi heo mẹ nhiễm M. suis, tuy nhiên không phải tất cả heo con đều bị lây nhiễm. Ngoài ra, heo còn có thể bị lây nhiễm M. suis qua các dụng cụ thú y (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật), vết chích côn trùng hút máu... Stress do nhiệt độ, ẩm độ, thiến heo… là những yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do M. suis. Sự lây nhiễm từ bên ngoài vào chủ yếu do việc nhập heo nhiễm vào trong trại.
|
Hình 2: Tỷ lệ nhiễm M. suis theo mùa tại Trung quốc Zhongyang et al., (2017). |
Xuân |
Hạ |
Thu |
Đông |
Heo bệnh do M. suis ở thể cấp sau khi hồi phục hoặc heo lớn nhiễm M. suis thể nhẹ, có thể chuyển sang tình trạng mang trùng, là vật chủ lưu cữu và truyền lây mầm bệnh. Nghiên cứu của Zhongyang et al., (2017) cho thấy tỷ lệ nhiễm M. suis có biến động theo thời tiết, tăng cao hơn vào lúc thời tiết nóng, ẩm (Hình 2). Điều này có thể liên quan đến sự gia tăng hoạt động của các loài côn trùng hút máu như ruồi, muỗi…
Vi khuẩn bám lên bề mặt hồng cầu, gây biến dạng, hư hại, làm sụt giảm số lượng cũng như chức năng của hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu, vàng da ở heo bệnh do hàm lượng bilirubin trong máu tăng. Heo nhiễm M. suis có tình trạng giảm tỷ lệ và số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, glucose và sắt, trong khi nồng độ bilirubin trong máu gia tang, dẫn đến sự thiếu máu cấp hoặc mãn tính ở heo nhiễm, làm giảm năng suất gia tăng tỷ lệ bệnh, chết do bội nhiễm ở tất cả các nhóm heo nhiễm M. suis (Ritzmann et al., 2009). Tỷ lệ và số lượng hồng cầu giảm trong khi nồng độ bilirubin trong máu tăng cho thấy M. suis tấn công và gây hư hại hồng cầu ở heo nhiễm. Việc điều trị bằng kháng sinh không đủ để loại trừ hoàn toàn M. suis khỏi cơ thể heo nhiễm, gây nên tình trạng nhiễm mãn tính và các hậu quả về lâm sàng, năng suất ở heo nhiễm M. suis thể cấp trước đó. Ở heo bệnh do M. suis thể mãn, hồng cầu bị biến dạng hình sao, mất chức năng vận chuyển o-xi, giảm khả năng biến dưỡng và sức đề kháng của heo, làm tăng tỷ lệ bệnh và chết ở heo con theo mẹ và sau cai sữa. Ngoài ra, vi khuẩn còn được cho là có liên quan đến rối loạn sinh sản trên nái, gia tăng tỷ lệ chết thai, tỷ lệ lên giống lại và tình trạng cảm nhiễm bệnh lý đường ruột và đường hô hấp ở heo sau cai sữa. Tại các trại nhiễm M. suis, ghi nhận sự gia tăng tình trạng heo sơ sinh chết tươi với mức trung bình khoảng 0,41 heo/ ổ, sai khác có ý nghĩa thống kê so với trại âm tính với M. suis (P< 0,05) (Stadler et al., 2021). Tuy nhiên, theo Bordin et al., (2021), mặc dù có đến 73,4% nái có tỷ lệ thai chết tươi cao (>10%), kết quả của nghiên cứu lại chưa cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng nhiễm M. suis và năng suất sinh sản của nái.
1.4. Miễn dịch
M. suis cũng gây đáp ứng tạo kháng thể ở thú nhiễm và có thể sử dụng phương pháp huyết thanh học để xét nghiệm kháng thể đặc hiệu với M. suis chẩn đoán nhiễm M. suis. Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên kết bám M. suis cho thấy có sự đáp ứng mạnh tạo miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào chống lại M. suis. Tuy nhiên, do M. suis không nuôi cấy được trong điều kiện nhân tạo nên việc nghiên cứu về miễn dịch của M. suis chưa được thực hiện nhiều. Hiện nay vẫn chưa có quy trình chuẩn hay các bộ kít thương mại được sử dụng chẩn đoán M. suis dựa trên miễn dịch.
1.5. Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh lý chính do M. suis liên quan đến số lượng và khả năng hoạt động của hồng cầu, gây tình trạng vàng da thiếu máu ở tất cả các nhóm heo. Bệnh lý thiếu máu dẫn đến những tác động xấu đến năng suất sinh sản và khả năng cảm nhiễm với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh do M. suis có thể xuất hiện ở 2 thể: cấp và mãn. Biểu hiện và thiệt hại do bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm M. suis của heo tại trại.
1.5.1 Triệu chứng
* Thể cấp
Heo nhiễm M. suis thể cấp sẽ có biểu hiện vàng da, xanh xao, gầy yếu, phát triển kém, vành tai có thể có màu tím bầm. Ở heo con sơ sinh đến 5 ngày tuổi, có thể xuất hiện dấu hiệu yếu chân, heo con run, đi không vững, co giật do hạ đường huyết. Heo choai, thịt nhiễm M. suis thể cấp, biểu hiện lờ đờ, có thể có tình trạng giảm lượng đường trong máu, co giật, thậm chí hôn mê và chết. Tỷ lệ chết, loại thải cao 50 - 60%, một vài trường hợp có thể đến 90% (thể cấp). Heo nái nhiễm M. suis thể cấp ngoài những dấu hiệu trên còn kèm theo sốt cao (40 – 41OC), chậm lên giống, có thể sẩy thai, gia tăng số heo chết khi sinh, năng suất sinh sản thấp.
Heo nái nhiễm M. suis có thể dẫn đến tình trạng mất sữa ở 1 ngày sau sinh và kéo dài 4 – 6 ngày làm tăng tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ đến 18%. Điểm đặc biệt là nái không có dấu hiệu sốt, bỏ ăn, và không bị viêm vú. Tình trạng chỉ xuất hiện ở nái dương tính với M. suis và được khắc phục sau khi nái được cho ăn chlortetracycline với liều 22 mg/kg/ngày trong vòng 2 tuần (Strait et al., 2012).
* Thể mãn
Phần lớn heo sau khi biểu hiện bệnh ở thể cấp có thể hồi phục, chuyển sang thể mãn. Heo bệnh M. suis thể mãn thể trạng kém, biểu hiện vàng da, chậm lớn, da khô, lông xù, suy giảm miễn dịch khiến heo dễ mẫn cảm với các bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hoá.
1.5.2 Bệnh tích
Các chỉ số máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng hình sao, giảm hoặc mất chức năng sinh học. Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: viêm màng và tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim, vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, hạch sưng.