Thú cưng bị viêm tai ngoài là tình huống khá thường gặp, đặc biệt tình trạng này phổ biến hơn ở những bé chó, mèo có lông dày và tai lớn. Tình trạng viêm tai trên thú cưng không chỉ gây nên sự khó chịu trên cơ thể của các bé, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Ngoài ra, nếu bệnh viêm tai không được chữa trị kịp thời có thể đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe của thú cưng. Bởi vậy các bạn đang nuôi chó mèo nên để ý, tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị bệnh này hiệu quả.
Bệnh viêm tai trên thú cưng là tình trạng tai của chúng bị sưng, vành tai và ống tai ửng đỏ, ráy tai xuất hiện nhiều hơn, phần lông xung quanh tai bị rụng, gây ra các triệu chứng như: đau tai, ngứa rát, xuất hiện mùi hôi,... Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị mà cứ bỏ mặc viêm tai diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến những vấn đề khác về sức khỏe.
Viêm tai ngoài trên chó
Để đảm bảo cho sức khỏe của thú cưng, phòng tránh được bệnh viêm tai, chủ nuôi nên tìm hiểu về bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng ngừa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai trên thú cưng, chủ yếu do môi trường sống cũng như vệ sinh không đúng cách (1 lưu ý nhỏ là giữa các nguyên nhân, sẽ có nguyên nhân thường gặp ở chó nhiều hơn ở mèo). Những yếu tố nguyên phát có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm với vi khuẩn và nấm nặng hơn trong tai. Các chủng vi khuẩn phổ biến có thể khiến chó mèo bị viêm tai như: Staphylococcus, Aspergillus và Pseudomonas… Ngoài ra, có những nguyên nhân khác cũng gây cho thú cưng bệnh viêm tai như:
Viêm da cơ địa, dị ứng với bụi bẩn, thức ăn, các chất hóa học hay thậm chí là phấn hoa (trên chó nhiều hơn)
Một số thú cưng sẽ có cơ địa dễ bị viêm tai do hệ miễn dịch yếu hơn, tai nhỏ và lông dày cũng có tỉ lệ bị viêm tai cao hơn.
Tình trạng viêm tai giữa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai cho thú cưng, bởi việc tai giữa bị nhiễm trùng có thể lan sang tai ngoài dẫn đến bị viêm.
Tai không được làm sạch đúng cách dẫn đến sự tích tụ của dịch gây viêm và một số triệu chứng khác ở tai.
Việc tiếp xúc gần gũi với những chú chó mèo khác đang bị viêm tai cũng có khả năng bị lây, nên bạn cần phải chú ý cách ly thú nuôi của mình ra khỏi những con thú khác đang bị bệnh này.
Thú cưng không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai cao hơn.
Dị vật hoặc các tình trạng rối loạn nội tiết tố của thú cưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây đến bệnh viêm tai ở chó mèo
Khi đã nắm được những nguyên nhân dễ dẫn đến việc thú cưng bị viêm tai, bạn có thể biết cách phòng tránh tốt nhất. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ giúp bạn có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất nếu trường hợp xấu là thú cưng bị viêm tai.
phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên ngay từ khi bắt đầu nuôi thú cưng, tốt nhất chủ nuôi nên nắm và thực hiện các nguyên tắc phòng tránh viêm tai trên thú cưng. Dưới đây là 7 nguyên tắc vàng phòng và trị viêm tai trên thú cưng mà các bạn nên nắm để giữ cho các bé chó mèo nhà mình luôn được khỏe mạnh và tránh xa khỏi bệnh viêm tai:
Giữ vệ sinh tai sạch sẽ, khô ráo
Giữ cho tai của thú cưng luôn khô ráo và sạch sẽ chính là điều quan trọng nhất để bảo vệ tai cho các bé. Bởi nguyên nhân phổ biến nhất gây đến viêm tai chính là tình trạng ẩm ướt trong ống tai, vậy nên việc vệ sinh và giữ khô ráo luôn rất cần thiết và cực kỳ quan trọng với chó mèo (nhất là với những bạn hay tham gia bơi lội dưới nước).
Tạo sự thông thoáng và thoát ẩm
Để hạn chế tối đa tình trạng nước tồn đọng trong tai và ứ lại thì việc tạo sự thông thoáng cũng như thoát ẩm trong ống tai rất quan trọng. Cắt tỉa bớt phần lông mọc trong ống tai của thú cưng và nhổ lông đối với một vài giống chó đặc trưng (Poodle) để nước có thể thoát ra dễ dàng hơn, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nuôi vệ sinh tai. (Lưu ý: Việc nhổ lông nên được làm bởi bác sĩ thú y để tránh gây kích ứng ngoài mong muốn).
Vệ sinh tai thường xuyên cho thú cưng để phòng ngừa bệnh viêm tai
Luôn vệ sinh tai trước khi nhỏ thuốc điều trị
Trong thường hợp chó mèo đã bị viêm tai cần phải nhỏ thuốc để điều trị khu vực viêm, vậy nên việc vệ sinh tai trước khi nhỏ thuốc rất quan trọng. Các chất bẩn hay ráy tai có thể ngăn cản thuốc điều trị tiếp xúc trực tiếp với lớp da tai. Ngoài ra tiết mủ hay các mảng viêm có thể gây mất hoạt tính của thuốc, dẫn đến tình trạng viêm trở nặng hơn. Việc vệ sinh tai trước sẽ giúp loại bỏ một phần vi khuẩn, chất tiết dịch cùng các mảng tế bào chết, từ đó tạo điều kiện cho thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Với EASOTIC, việc điều trị và vệ sinh tai có thể kết hợp trong cùng 1 sản phẩm để đơn giản hóa quy trình điều trị viêm tai trên thú cưng.
Liệu pháp điều trị tại chỗ kết hợp liệu pháp toàn thân khi cần
Bệnh viêm tai trên thú cưng chính là do sự nhiễm khuẩn gây ra phản ứng viêm cục bộ ở tai, chủ nuôi cần điều trị sớm bằng cách nhỏ thuốc trực tiếp vào tai của thú cưng. Các loại thuốc điều trị viêm thường phải đưa sâu vào trong tai để xử lý triệt để tất cả các vùng viêm, nên lựa chọn với EASOTIC là lựa chọn rất phù hợp. Nên kết hợp điều trị toàn thân với kháng sinh, kháng viêm dạng uống nếu đồng thời bị viêm da hoặc tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển nặng hơn.
Sử dụng chất kháng viêm
Chất kháng viêm có tác dụng giúp giảm viêm, giảm sưng và giảm tiết dịch hiệu quả, ngoài ra chất kháng viêm cũng giúp làm lành vết thương nhanh chóng, giúp cho kênh tai được khôi phục dễ dàng hơn, đồng thời tai cũng dễ thoát nước và được thông thoáng hơn khi được xử lý tốt. HCA của Easotic thuốc nhóm kháng viêm Corticosteroid thế hệ mới giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm trong thời gian sớm nhất nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho thú cưng.
Sử dụng thuốc kháng viêm cho chó mèo để điều trị bệnh viêm tai cho thú cưng
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trường hợp chó mèo bị viêm tai mà diễn biến trở nên nghiêm trọng hơn, nên sử dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ diệt khuẩn. Các kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosides (Neomycin, Polymyxin, Gentamycin) sẽ cho tác động diệt khuẩn tốt hơn khi điều trị viêm tai ngoài. Hãy trao đổi với bác sĩ thú ý để biết rõ cách sử dụng cũng như phối hợp điều trị nhiều phương pháp cho thú cưng mau khỏi bệnh.
Sử dụng chất diệt ký sinh trùng
Trường hợp chó mèo bị viêm tai do nhiễm ký sinh như ghẻ tai, bọ chét, ve, mò bao lông,... thì nên kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc trị ký sinh như Pyrethrins, Thiabendazole và Selamectin (Evicto).
Bệnh viêm tai ngoài trên thú cưng không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho thú cưng của bạn bị khó chịu, lâu dần sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cho các bé cho mèo, thậm chí là lây cho thú nuôi khác. Vậy nên tốt nhất khi thấy có dấu hiệu viêm tai xuất hiện trên thú cưng nhà mình, chủ nuôi nên có những biện pháp xử lý kịp thời, cũng như kết hợp mang đến bác sĩ thú y để được khám chữa.