Vệ sinh là một việc quan trọng khi nuôi thú cưng, giúp cho việc chăm sóc chó mèo và giữ gìn sức khỏe cho các bạn tốt hơn. Đặc biệt với những bạn chó mèo thường xuyên hoạt động vui chơi bên ngoài nhiều, nếu không được tắm thường xuyên sẽ để lại mùi hôi trên cơ thể. Cùng Virbac tìm hiểu về cách tắm cho chó mèo và những thông tin hữu ích khác để chăm sóc mèo chó mà không phải chủ nuôi nào cũng biết ngay trong bài viết dưới đây:
Tần suất của việc chăm sóc lông da cho thú cưng phụ thuộc vào giống và nhu cầu của từng cá thể (1). Bạn có thể làm sạch lông cho cún ngay khi nhận thấy chúng có mùi hôi hoặc trong trường hợp lông bị bẩn, tần suất có thể hàng tuần.
Trong trường hợp không có vấn đề cụ thể về da, thú cưng nên được tắm vài tháng một lần. Nhưng nếu xuất hiện các tình trạng da cụ thể như dị ứng da hoặc nhiễm trùng, bác sĩ thú y có thể khuyên bạn tắm cho các bạn chó bằng dầu tắm hỗ trợ điều trị (Như dầu tắm Allermyl hoặc Sebolytic) vài lần một tuần cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Riêng đối với mèo, tình trạng “xấu đi” của bộ lông thường là dấu hiệu của một bất thường đối với sức khỏe. Nguyên nhân vì mèo thường có thói quen “tự liếm lông”, chải chuốt rất tỉ mỉ và cẩn thận, nên một bộ lông bẩn sẽ là một dấu hiệu để lưu ý đến sức khỏe của các bạn. Mèo có thể “miễn cưỡng” tắm rửa làm sạch da lông với nước, nhưng bạn cũng không nên ép thú cưng tiếp xúc với nước quá đột ngột nếu chúng chưa quen trước đó.
Da động vật có một số điểm khác biệt trong cấu trúc với da con người: độ dày của lớp biểu bì (mỏng hơn), độ pH của da (tương đối có tính kiềm hơn) và mật độ nang lông (cao hơn), dẫn đến dầu tắm cho thú cưng yêu cầu nồng độ hoạt chất làm sạch cao hơn. Đây là lý do tại sao chỉ các loại dầu gội trong thú y, đặc biệt đáp ứng yêu cầu về da của chó và mèo, với các đặc tính và thành phần cụ thể và mức độ kích ứng đã được kiểm nghiệm, mới được khuyến cáo sử dụng để tắm cho chó và mèo cưng của bạn (2).
Nên sử dụng sữa tắm cho chó mèo chuyên dụng
Không có gì tốt hơn là tìm được một loại dầu tắm có thể giúp cải thiện bộ lông cho cún cưng, mèo cưng trở nên bóng mượt, mềm mại. Hơn nữa, vài loại dầu tắm còn có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da, loại bỏ bã nhờn, các lớp da chết, và giảm thiểu sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn (Sebolytic); hoặc giúp giảm cả tình trạng ngứa trên da (Allermyl). Ngoài ra, việc dùng nước ấm trong quá trình tắm rất hữu ích để làm ẩm cho da và có thể kéo dài độ ẩm hơn khi sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm mềm lông.
Có một số điều mà các bạn chủ nuôi cần phải lưu ý trước khi thực hiện tắm cho chó mèo, để đảm bảo làm sạch cho các bạn thú cưng một cách an toàn như:
Trước khi tắm, việc chải lông không nên bỏ qua. Chải lông cho thú cưng sẽ giúp gỡ rối lông, loại bỏ lông và da chết nếu có nhằm hỗ trợ cho quá trình làm sạch khi tắm.
Bạn nên đặt một tấm thảm trên sàn của bồn tắm hoặc khu vực tắm để tránh thú cưng của bạn bị trượt ngã, gây thêm căng thẳng.
Chọn loại dầu tắm cho chó mèo phù hợp, đặc biệt không sử dụng dầu tắm dành cho người để tránh gây kích ứng cho các bé.
Tránh để nước vào tai, mũi hay mắt của các bạn chó, mèo vì có thể gây nhiễm trùng hay kích ứng nếu không được làm sạch.
Đảm bảo nhiệt độ nước phù hợp để sử dụng tắm cho chó mèo, nếu nước quá nóng hay quá lạnh có thể khiến các bé khó chịu và trở nên căng thẳng.
Không nên tắm quá thường xuyên cho các bé vì có thể gây khô da, thay vào đó hãy tắm định kỳ hoặc tùy theo hoạt động hằng ngày của chúng.
Những bé chó mèo còn nhỏ sẽ dễ quen với các thao tác tắm nên sẽ thực hiện dễ dàng hơn so với các bé cún lớn rồi mới tắm, dễ bị hoảng sợ. Cách tắm cho chó mèo đúng, các bạn có thể thực hiện theo những bước như sau:
Chuẩn bị trước khi tắm: Bạn nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho việc tắm chó một cách đầy đủ trước như: khăn lau, bàn chải lông, nước ấm,...
Chải lông: Thao tác này là để loại bỏ tạp chất cũng như bụi bẩn trên người các bé trước khi tắm
Khi cho thú cưng vào bồn tắm, tốt nhất bạn nên quay đầu về phía tường, để hạn chế thú cưng nhìn thấy lối ra. Cho nước chảy từ từ (nước không nên quá mạnh) và đảm bảo nước đủ ấm khi làm ướt dần lông thú cưng. Đặc biệt không đổ nước lên đầu thú cưng vì rất dễ khiến chúng trở nên hoảng loạn, không hợp tác.
Sau khi làm ẩm lớp lông thì bắt đầu xoa sữa tắm cho chó mèo , có thể tập trung vào các khu vực cụ thể cần điều trị. Có hai mục đích cần phải lưu ý: đầu tiên là làm sạch, thứ hai là tăng cường sự thâm nhập của các thành phần hoạt tính.
Lưu ý rằng dầu gội sẽ hiệu quả hơn (và tác dụng sẽ kéo dài hơn) nếu bạn để các hoạt chất tiếp xúc với da ít nhất từ 5 đến 10 phút.
Trong khi chờ dầu tắm tác động, bạn có thể massage da cho thú cưng để sản phẩm thẩm thấu hiệu quả hơn.
Xả nước làm sạch ít nhất hai lần để loại bỏ hết cặn bẩn và bọt dầu tắm.
Khi chó hoặc mèo đã được tắm rửa sạch sẽ, hãy lau khô chúng bằng khăn. Với những thú cưng không quá sợ hãi, bạn có thể sử dụng máy sấy, nhưng hãy điều chỉnh công suất ở mức tối thiểu và giữ máy sấy ở khoảng cách vừa đủ để đảm bảo an toàn cho lông da thú cưng.
Cuối cùng là chải lông nhẹ nhàng sao cho lông hết rối và tạo kiểu theo mong muốn.
Làm khô lông chó cẩn thận tránh bị khô da
Đối với một số thú cưng có tình trạng bệnh cần điều trị (ví dụ như thú cưng bị dị ứng), bạn nên chọn lựa loại dầu tắm phù hợp dựa trên lời khuyên và đơn thuốc của bác sĩ thú y.
Nếu bạn là một trong những chủ sở hữu muốn tắm cho thú cưng nhưng cảm thấy nó quá phức tạp, có những giải pháp để đơn giản hóa cuộc sống của bạn! Cũng như con người, chó mèo cũng có dầu gội khô, có thể làm giảm tần suất tắm gội bằng nước. Những sản phẩm này có thể được sử dụng mà không cần làm ướt bộ lông và chúng rất lý tưởng cho những thú cưng không thích tắm. Ngoài ra còn có các sản phẩm chăm sóc chó da dạng bọt. Chỉ cần chải lông cho con vật, sau đó dùng tay thoa bọt lên bộ lông và xoa bóp cho thú cưng.
Tuy nhiên, chủ nuôi hãy luôn nhớ rằng lợi ích của việc tắm bằng nước (giúp giảm ngứa (3) và làm sạch cơ học) sẽ không thể bị thay thế hoàn toàn bằng việc sử dụng các sản phẩm trên.
Scott W D, Miller WH, Griffin CE. Small Animal Dermatology; 5th Edition 1995. Chapter 3:179-181.
Carlotti DN Gatto H. The Art of shampoos in canine and feline dermatology: Part 1. UK VET. 2005; 10(2):1-4.
Löflath A. Voigts-Rhetz A, Jaeger K, Schmidt M, Kuechenhoff H, Mueller RS. The efficacy of a commercial shampoo and whirlpooling in the treatment of canine pruritus – a double –blinded, randomized, placebo-controlled study. Vet Dermatol 2007;18: 427-431.