Nhiễm giun là vấn đề rất phổ biến ở thú cưng, chó mèo sinh sống trong điều kiện bình thường dễ tiếp xúc với chất thải hay đồ ăn không đảm bảo, hoặc bị lây nhiễm từ sinh vật trung gian khác. Bệnh giun móc ở chó mèo trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở thú cưng. Cùng tìm hiểu về loại bệnh này cũng như cách phòng ngừa giun móc ở chó mèo.
Giun móc sống ký sinh trong cơ thể chó mèo, hút máu và các chất dinh dưỡng ở niêm mạc ruột. Không chỉ tế, giun móc còn tấn công vào tim, thận, phổi,... và các nội tạng khác trong cơ thể vật nuôi. Đồng thời giun móc còn thải ra độc tố trong quá trình ký sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó mèo, trong thời gian dài bị nhiễm giun, thú cưng sẽ trở nên suy dinh dưỡng, xuất huyết nội, bại huyết,...
Ngoài ra, trường hợp bị nhiễm giun móc qua da sẽ khiến bé cún bị ngứa ngáy khó chịu, phát ban, thậm chí có thể tự cắn rách da dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Việc nhiễm giun móc gây suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm khác. Vậy làm sao để nhận biết cũng như phòng tránh bệnh giun móc ở chó mèo?
Biểu hiện bệnh giun móc khá dễ nhận biết, hầu hết chó mèo khi bị nhiễm giun móc nặng đều có ngoại hình gầy gò, kén ăn và thiếu sức sống. Ngoài ra còn có một biểu hiện khác như:
Giun móc ký sinh ở đường ruột chó mèo bằng cách dùng răng nhọn cắn vào niêm mạc ruột để hút máu, gây nên các tổn thương bên trong gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như tiêu hóa của bé. Từ đó khiến cho ruột của các bé chó mèo xuất huyết, dẫn đến biểu hiện buồn nôn, bỏ ăn, kén ăn,... Phân chó mèo sẽ có màu nâu đen, kèm với máu tươi hoặc tiêu chảy ra máu.
Ngoài ruột, giun móc còn di chuyển đến các vị trí khác như động mạch để hút máu, dẫn đến tình trạng xuất huyết gây thiếu máu, nguy hiểm hơn còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.
Giun móc chứa độc tố khiến hệ thần kinh của các bé cún gặp vấn đề như: run rẩy, co giật hoặc mất kiểm soát. Bên cạnh đó, chất độc của giun móc còn khiến cho thú cưng mệt mỏi và lười vận động
Ấu trùng giun di căn qua phổi khiến chó mèo bị ho khan dữ dội bởi nhiều điểm xung huyết trong phổi.
Thú nuôi của bạn có thể bị tử vong nếu không được theo dõi và chữa trị kịp thời
Để phòng ngừa giun móc ở chó mèo không khó, chủ nuôi có thể cho các bé chó mèo của mình tẩy giun định kỳ. Chó mẹ mang thai ngày thứ 40 và chó con ngay từ 14 ngày tuổi cần được tẩy giun móc theo chỉ dẫn của các Bác sĩ Thú Y. Chó sơ sinh nên tẩy giun 2 tuần 1 lần ở thời điểm 2 tháng tuổi, Sau 2 tháng tuổi tùy vào tình hình dịch tễ khu vực sẽ tẩy giun từ 1-3 tháng 1 lần.
Kết hợp với việc vệ sinh môi trường sống của các bé cẩn thận, dọn sạch phân của thú cưng rất cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của giun móc. Cần phải quản lý và xử lý những nguồn phân có nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun một cách nghiêm ngặt. Đồng thời thường xuyên cho bé đi kiểm tra, xét nghiệm phân để phát hiện bệnh kịp thời.
Hầu hết giun móc đều thích môi trường sống ấm, nhất là trong các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8 lại càng phát triển mạnh. Các ký sinh trùng đường ruột khác như giun đũa hiện diện quanh năm, do đó chúng ta cần thực hiện biện pháp bảo vệ phổ rộng, ngăn ngừa quanh năm.
Mỗi ngày Giun móc sản sinh một số lượng lớn trứng. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Giun móc có thể tạo ra khoảng 20.000 quả trứng siêu nhỏ mỗi ngày. Mất máu do nhiễm giun móc, đặc biệt ở chó con và mèo con, có thể gây hại nghiêm trọng cho chúng. Đó là lý do tại sao bác sĩ thú y yêu cầu xét nghiệm phân cho thú cưng thường xuyên, và đây là điều rất cần thiết.
Để điều trị chó bị nhiễm giun móc, chúng ta cho cún uống thuốc nhằm trục xuất chúng ra ngoài. Endogard® 10 trị giun móc là loại thuốc tẩy giun sán và ngăn ngừa giun tim cho cún cưng cực kỳ hiệu quả.
Endogard® 10 trị giun móc với tính chất Febantel thuộc nhóm benzimidazole giúp ngăn chặn giun móc hấp thu glucose cho chúng bị chết đói. Đồng thời có Pyrantel gây tê liệt và co cứng giun, hỗ trợ trục xuất chúng ra khỏi cơ thể chó mèo. Ngoài ra còn có Praziquantel hoạt động trên màng tế bào cơ giúp làm tan rã lớp vỏ của giun, cùng Ivermectin gây tê liệt và triệu tiêu giun sán.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, nên đưa bé cún nhà bạn nhập viện để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời như: truyền dịch, truyền máu, thở oxy,...
Trên đây là các thông tin bạn cần lưu ý về bệnh giun móc ở chó mèo, cần phải tìm hiểu kỹ cũng như có các biện pháp xử lý kịp thời và phòng tránh chó mèo bị nhiễm giun.